0931.322.311

BẢNG GIÁ THUÊ XE ĐI VŨNG TÀU TẠI TP HCM – THỦ ĐỨC

Nhà Lớn Đạo Ông Trần – Nhà Lớn Long Sơn: khám phát nét kiến trúc độc đáo

Nếu có dịp đến Vũng Tàu, bạn đừng bỏ qua khu di tích Nhà lớn Long Sơn (Nhà lớn đạo ông Trần) Đây không chỉ là quần thể kiến trúc đặc biệt chứa đựng nhiều ký ức mà còn là điểm đến trải nghiệm, khám phá vô cùng mới mẻ, độc đáo. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng Xe DU LỊCH Miền Nam khám phá chi tiết điểm đến đặc biệt này nhé!

Vị trí nhà Lớn Long Sơn

Nhà lớn Long Sơn còn có tên gọi khác là đền Ông Trần. Tên gọi này là gọi để chỉ đích danh người khai lập và xây dựng khu di tích. Hiện nay, nhà lớn Long Sơn nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nơi đây chỉ cách thành phố Vũng Tàu khoảng 13km, tương đương với 20 phút chạy xe. Đường đi khá dễ dàng và thuận tiện, do đó bạn có thể chọn xe máy, xe ô tô cá nhân hay taxi đều được.

Xuất phát từ thành phố Vũng Tàu bạn đi theo đường 30/4. Tiếp đó rẽ vào đường Võ Nguyên Giáp/QL51, đi tiếp theo đường Trường Sa đến xã đảo Long Sơn và hỏi tiếp đường đến Nhà Lớn. Đây là điểm du lịch nổi tiếng nên hầu hết người dân đều thuộc đường và sẽ hướng dẫn bạn rõ ràng.

Xem ngay: Bảng giá thuê xe đi Vũng Tàu tại TPHCM

nhà lớn long sơn

Sự tích Nhà Lớn Long Sơn

Khu di tích nhà lớn Long Sơn được xây dựng từ năm 1900, bởi ông Lê Văn Mưu và khoảng 20 người cộng sự. Ông cùng với đoàn người đi thuyền lớn đến cù lao Núi Nứa. Sau khi nhận thấy vùng đất có thế núi sống, biển cả ông đã quyết định dừng thuyền và khai hoang nơi đây.

Dưới sự dẫn dắt của ông Lê Văn Mưu, đoàn người đã dựng chòi và chiêu mộ người đến xây dựng làng. Từ đó, dần đần hình thành khu dân cư mới. Cùng nhau trải qua nhiều khó khăn vất cả, ông Lê Văn Mưu được nhân dân vô cùng yêu mến và gọi với cái tên thân mật là ông Trần.

Năm 1909, ông Trần đã đề đạt với chính quyền Bà Rịa cho phép lập nên nhà thờ Khổng Tử và đã được chấp thuật. Sau đó 1 năm, ông tiếp tục cho xây dựng nhà thánh làm khu chính điện. Theo thời gian, các khu lầu Trời – Tiên – Phật cũng được xây dựng khang trang và rộng rãi.

Vì những công trình do ông Trần tổ chức xây dựng đều nằm chung một khu vực nên nhân dân quen gọi đó là Nhà Lớn. Sau khi ông Trần qua đời và được đưa vào thờ cúng trong Nhà Lớn thì khu di tích này lại có thêm một tên gọi nữa là Đền ông Trần.

địa chỉ nhà lớn long sơn

Trải qua nhiều biến đổi của lịch sử và thời gian nhưng đến nay toàn bộ khuôn viên Nhà Lớn vẫn còn nguyên vẹn không hề mai một cùng với những phong tục, tập quán của đạo Ông Trần. Đây là một tín ngưỡng khác lạ pha trộn nhiều đạo giáo khác nhau nhưng không hề có kinh kệ, chuông mõ, ăn chay, cũng như tệ mê tín dị đoan mà chỉ có những lời dạy truyền khẩu trong dân gian.

Xưa nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà Lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, quét dọn, tu sửa hàng ngày do phiên ngũ (5 người) đảm nhiệm, cứ 3 ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.

sự tích nhà lớn long sơn

Những mốc thời gian Nhà lớn đạo ông Trần

ĐƯỢC BIẾT TOÀN BỘ KHU NHÀ LỚN MÀ CHÚNG TA ĐƯỢC THAM QUAN NGÀY NAY, KHÔNG PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG CÙNG MỘT THỜI ĐIỂM, MÀ ĐƯỢC BỔ SUNG, HOÀN THIỆN SAU MỘT THỜI GIAN DÀI. 
  • Năm 1900, Ông Trần cùng khoảng 20 người trong gia tộc đi bằng thuyền buồm dừng chân ở chợ bến Long Điền. Sau khi nhận thấy phía Nam đảo núi Lứa (Long Sơn) chưa có người khai phá, ông bèn chọn nơi này mở đất lập nghiệp và truyền đạo. Vào khoảng năm 1909, Ông Trần đã đề đạt với nhà cầm quyền Pháp ở Bà Rịa cho lập ra nhà thờ Khổng Tử để làm nơi thờ cúng của người dân ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn). Được chấp thuận, năm 1910, Ông Trần cho xây dựng Nhà Thánh (thờ Khổng Tử) làm khu chính điện. Sau đó, ông tiếp tục xây dựng Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật, và sửa lại Nhà Hậu vốn có từ trước cho rộng lớn và khang trang hơn.
  • Năm 1927, Ông Trần lại cho cất thêm Lầu Cấm (làm tiền điện), hai ngôi nhà khách, cổng tam quan, khu vườn hoa, hai cổng ra vào khu vực thờ cúng.
  • Năm 1928, ông cho dựng tiếp Lầu Dài, phần dưới để trống làm nơi ăn nghỉ cho người đến thăm viếng và lễ bái, tầng trên bày các bàn thờ.
  • Kể từ đó và những năm tiếp theo, Ông Trần cho xây cất 5 dãy phố (cho lưu dân cư ngụ khi mới đến lập nghiệp), nhà Long Sơn hội (nơi hội họp), trường học (dạy chữ quốc ngữ cho trẻ), nhà chợ (được khánh thành ngày 16 tháng 8 năm 1929), nhà máy xay xát lúa gạo, kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, các hồ và lu dùng để tích trữ nước ngọt, v.v…

Xem ngay: Bảng giá thuê xe đi Long Hải tại TPHCM

nhà lớn đạo ông trần

Kiến trúc độc đáo của Nhà Lớn Long Sơn

Nhà Lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, nhưng không theo một quy hoạch tổng thể nào cả. Các nhà lầu nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không cân đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc khác lạ, phá vỡ nghiêm luật xây dựng đương thời.

Dựa theo lời kể, Nhà Lớn vốn được dựng bằng gỗ, tre, nứa và mái ngói. Mãi đến năm 1971, hương chức của vùng mới mời được ông Ngô Viết Thụ đến thiết kế, trùng tu lại nhà hội. Nhờ đó Nhà Lớn mới có được diện mạo như ngày nay. Tuy nhiên kiến trúc đình làng với xà ngang, vách gỗ, trụ cột từ thời Ông Trần không mất đi mà vẫn được giữ gìn cẩn thận.

nhà lớn ông trần

Kiến trúc bên ngoài của Nhà Lớn

Nhìn chung, Nhà Lớn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín và liên thông, được chia thành ba khu riêng biệt đó là: Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần (nằm về phía Nam kế khu nhà thờ, rộng 42 m2, lát gạch, có tường hoa bao bọc. Phía đầu ngôi mộ có một miếu nhỏ thờ Ông Trần), và một quần thể bao gồm nhiều nhà với nhiều chức năng khác nhau như đã kể trên. Tất cả đều thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp.

Đặc biệt nhất ở Nhà Lớn Long Sơn là khu nhà thờ. Khu nhà quay mặt về hướng Đông, tọa lạc trên diện tích 7.8000m2, gồm tam quan, vườn hoa Bát quái, và nhiều nhà thờ, trong đó có các nhà lầu 2 tầng (tầng dưới lát gạch, tầng trên lát gỗ) 8 mái ngói là: Lầu Cấm (Tiền điện), Lầu Phật (Chính điện), Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Dài; và nhà trệt lợp ngói là: Nhà Thánh, Nhà Hậu (Hậu điện).

Ngoài ra còn một số nhà phụ như: lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc…

nhà lớn ông trần long sơn

Kiến trúc bên trong của Nhà Lớn

Bên trong các ngôi nhà này, các trụ cột và xà nhà đều có treo câu đối, câu liễn và hoành phi. Nổi trội nhất là các bộ bao lam đều chạm trổ hình hoa, hình thú rất khéo léo, công phu và đều được tô son thiếp vàng rực rỡ.

Trong các gian thờ là vô số kỷ vật cổ (đa phần bằng gỗ quý). Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, thì Ông Trần đã sưu tầm được khá nhiều vật dụng của cả ba miền Nam-Trung-Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ… Trong đó có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên (được cẩn hoa cương và xà cừ mà con cháu ông Trần khẳng định là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh tại thành phố Vũng Tàu) và bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ gồm 33 chiếc, có nguồn gốc từ vùng Hà Đông.

bên trong nhà lớn

Nguồn gốc đạo Ông Trần

Sinh thời, ông Lê Văn Mưu thường cởi trần, tóc búi tó, đi chân đất, lao động suốt ngày nên người dân quen gọi là Ông Trần. Khi ông mất, trong dân gian hình thành tín ngưỡng đạo Ông Trần. Nghe người dân truyền tai rằng, ông Trần còn giúp chữa bệnh cho dân trong vùng với các cây thuốc Nam hái trên núi. Đặc biệt, “đạo ở đời” được ông trao truyền đơn giản mà thiết thực, không cần tiếng chuông, tiếng mõ, không ăn chay, không kiêng kỵ và được người dân hết sức hưởng ứng. Hầu hết đàn ông lớn tuổi đều học ông để râu, tóc dài bó búi sau gáy và mặc bà ba đen, đi chân trần.

Từ khi ông mất vào năm 1935, nhiều thế hệ người dân vẫn nghiêm ngặt lưu giữ nếp sống chung. Đến năm 1991, Nhà Lớn Long Sơn được công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Nhà Lớn thường dạy Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín và cứ thế truyền cho thế hệ sau này. Ngày nay, người dân theo đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn mặc quần áo ba bà đen, đi chân đất, đầu để tóc búi gọn sau gáy. Người dân Long Sơn vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt cũng như tính cách đậm chất Nam bộ, thật thà, hiếu khách.

Xem ngay: Các ngôi chùa nổi tiếng ở Vũng Tàu được nhiều người viếng thăm

đạo ông trần

Ngày vía lễ đạo ông Trần Long Sơn

Trong một năm có hai đại lễ tổ chức trọng thể, thu hút hàng vạn người từ khắp các miền quê Nam Bộ hành hương tham dự . Đó là Lễ Vía Ông (20/2 Âm lịch) và Lễ Trùng Cửu (9/9 Âm lịch)

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà lớn Long Sơn được tổ chức vào ngày 09/09 âm lịch hàng năm tại Nhà Lớn (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu). Đây được biết đến là một lễ hội không phô trương, linh đình mà rất thành kính, trang nghiêm, thể hiện nét văn hóa của đạo ông Trần, một đạo giáo rất đặc biệt ở Vũng Tàu.

Lễ Vía Ông diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/2 âm lịch hàng năm, thu hút hàng ngàn người từ các tỉnh từ An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP.Hồ Chí Minh, Bến Tre… hành hương, cúng lễ. Ngày 19/2 âm lịch gọi là ngày lễ tiên thường, tổ chức hai lần vào buổi sáng (lúc 10 giờ) và buổi chiều (lúc 16 giờ). Ngày 20/2 âm lịch là chính lễ. Mâm cỗ cúng lễ là các món chay. Những nhóm người hành lễ nối tiếp nhau hầu như không dứt. Nghi thức hành lễ, cúng lạy cũng thực hiện như trong các buổi lễ thường nhật.

nhà lớn vũng tàu

Bên cạnh các ngày vía Ông, Lễ Trùng Cửu, nếu du khách đến Nhà Lớn vào ngày 21 tháng chạp, sẽ được chứng kiến cảnh viết liễn Tết ở Nhà Lớn. Hình ảnh những ông già mặc áo the đen, đầu đội khăn vấn, ngồi trên chiếc chiếu, tay miệt mài viết liễn là nét đẹp được lưu truyền từ nhiều đời nay tại xã đảo này. Đây cũng là nơi hiếm hoi còn lưu giữ được phong tục viết liễn đón Xuân tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

nhà lớn ở long sơn

Vé tham quan Nhà Lớn Long Sơn

Điểm đặc biệt của khu di tích nhà Lớn Long Sơn, đó là du khách được tham quan hoàn toàn miễn phí. Những người phụ trách trông coi, hướng dẫn du khách ở bên trong nhà Lớn, đều không thu bất cứ một khoản phí nào. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt, so với những địa điểm du lịch khác.

Tuy nhiên, một điểm lưu ý là du khách không được tự do chụp ảnh ở nơi thờ cúng và chánh điện. Ngoài những khu vực đó, bạn sẽ được tự do chụp hình một cách thoải mái.

Không những vậy, du khách khi đến tham quan Nhà Lớn Long Sơn còn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản dân dã như khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh ít… rồi tá túc qua đêm tại nhà cổ. Đôi khi những sự giản đơn, bình dị lại khiến bạn như trút bỏ được nhiều nỗi niềm, tâm hồn thêm sảng khoái, thư giãn.

long sơn nhà lớn

Ăn gì khi đi tham quan Nhà lớn Long Sơn

Xã đảo Long Sơn của thành phố Vũng Tàu, trước nay vẫn rất nổi tiếng với các món như: gà nướng, hàu sữa, hải sản nuôi ngay tại bè. Vì vậy, khi tham quan Nhà lớn Long Sơn, Du khách nhớ ghé thưởng thức gà nướng hoặc ăn hải sản trên một số bè nuôi hàu và hải sản ở Long Sơn nhé.

Top 8 Quán ăn ngon nhất ở đảo Long Sơn

  • Sơn Thủy Ngư Quán – Cá Trê Nướng & Gà Nướng.
  • Bè Hào Đực Nhỏ Long Sơn – Hải Sản Tươi Sống.
  • Bằng Lăng Quán – Gà Nướng & Cá Trê Nướng.
  • Quán Cây Dừa – Long Sơn.
  • Ba Tửng – Hải Sản Tươi Sống.
  • Bè Hào Cá Năm Thắng.
  • Gà Nướng Suối Tre.
  • Quán Bờ Hồ Long Sơn – Vũng Tàu.

làng bè long sơn

Những điều cần chú ý khi tham quan Nhà Lớn

Ghé thăm Nhà Lớn Long Sơn, bạn hãy đảm bảo một số lưu ý dưới đây để chuyến ghé thăm được trọn vẹn và nhiều niềm vui:

  • Khi vào Nhà Lớn bạn không cần mua vé, chỉ cần nêu rõ danh tính là có thể vào bên trong.
  • Nếu muốn chụp hình tại các khu chánh điện hoặc thờ cùng, bạn nên hỏi ý kiến trước xem quy định có cấm chụp ảnh không.
  • Tại Nhà Lớn có cơm chay và chỗ nghỉ chân miễn phí cho du khách nên bạn có thể đến đây thưởng thức đồ chay để cảm nhận sự thanh đạm, dân dã.
  • Khi ghé thăm Nhà Lớn là nơi linh thiêng, bạn nên đảm bảo ăn mặc lịch sự, gọn gàng, chỉn chu. Không nên ăn mặc quá hở hang hoặc loè loẹt.

nhà lớn ông trần vũng tàu

Trên đây là những review chi tiết về địa điểm tâm linh Nhà Lớn Long Sơn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ hiểu rõ về điểm đến này để có được chuyến đi thú vị nhất. Nếu quý khách có nhu cầu thuê xe đi Vũng Tàu, thuê xe đi Long Hải hoặc thuê xe đi Hồ Tràm hay liên hệ ngay Xe Miền Nam để được tư vấn tận tình nhất. Đừng quên theo dõi Xe Miền Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến hữu ích khác nhé!

Xe Miền Nam GIÁ RẺ

  • Điện thoại : 0931.3223.11