Giới thiệu về Bạc liêu
Bạc Liêu là một tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau thuộc miền đất cực Nam của nước ta. Bạc Liêu cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km. Vùng đất Bạc Liêu có nhiều di tích ghi dấu những sự kiện từ ngày đầu khai hoang mở đất. Đây còn là vùng đất hội tụ văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer thể hiện qua những công trình văn hóa độc đáo, tạo nên vẻ đẹp riêng Bạc Liêu. Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng về giai thoại công tử phong lưu nhất miền nam thời xưa mà nơi này còn có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều lễ hội độc đáo thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách tham quan nỗi năm.
Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Chính vì vậy, đây là một trong những địa điểm du lịch đặc sắc của Bạc Liêu.
Chạy dọc theo con đường đi qua vườn nhãn cổ ở Bạc Liêu, khoảng 7km, bạn sẽ tới chùa Xiêm Cán. Ngay từ đằng xa, hình ảnh chùa đã hiện ra trong mắt bạn với màu sắc nổi bật dưới ánh nắng của “xứ cơ cầu”. Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên là có rất nhiều cây xanh cao to che bóng được trồng ngay hàng thẳng lối. Cổng chùa Xiêm Cán đắp nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ, nổi bật, đậm sắc thái Khmer.
Từ ngoài cổng chính đi vào chùa ngang qua hai hàng cây sao mát rượi, còn có một cổng nữa. Bước qua cổng này, bạn sẽ chính thức đặt chân vào khuôn viên của chùa với những công trình kiến trúc ấn tượng. Chùa Xiêm Cán là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am, lò thiêu…
Đứng ngay phía cổng này, bạn sẽ thấy bên tay trái là bức tượng Phật nằm trong một gian nhỏ màu vàng rực. Tòa chánh điện của chùa Xiêm Cán, nằm bên tay phải, được xây dựng từ năm 1887. Công trình này đã trải qua hơn một thế kỷ, nên nhuốm màu thời gian nhưng kiến trúc vẫn vững vàng trong khuôn viên chùa, như là biểu tượng của sự chắc chắn, trường tồn. Tòa chánh điện nằm trên một nền đất cao khoảng hơn 2m, có hành lang bao quanh. Trong khuôn viên khu chánh điện nhiều cây xanh tỏa bóng mát rượi. Bên trong chánh điện trang trí những hoa văn độc đáo. Ở giữa chánh điện thờ Phật Thích Ca. Đặc biệt, bốn bức tường xung quanh chánh điện có rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật. Trên trần và các cột được trang trí bằng nhiều hoa văn màu sắc với các phù điêu bích họa.
Hai bên chánh điện là nhiều tháp cốt và một nhà hỏa thiêu nằm dưới những tán cây mát rượi. Những tháp cốt này có cái được sơn phết và trang trí hoa văn rất đẹp, nhưng cũng có cái cổ kính trầm mặc với màu cũ kỹ, rêu phong, tạo nên sự sinh động về màu sắc và không khí trầm mặc của những tháp mộ trong chùa.
Chùa Xiêm Cán có kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Trên mái vòm, tường và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn 5 đầu, vì dân tộc Khmer quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Ngoài ra, còn có các phù điêu là hình tiên nữ và những quái vật khác, là những thử thách đối với Phật tử trong quá trình luyện chân tu.
Mái chùa Xiêm Cán được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau với đỉnh nhọn như một chóp tháp.
Chùa Xiêm Cán có sala là giảng đường, nhà hội xây mới vào năm 1997 bằng tiền của các Phật tử quyên góp. Trên sala có khắc tượng hình Xanac dắt con bạch mã đưa thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Trong sala có bàn thờ Phật và bàn ghế để tín đồ bàn bạc, nghỉ ngơi trước khi lên chánh điện. Vách trần sala được trang trí các họa tiết, bích họa khá công phu.
Đối diện với sala là tháp xá lợi và tháp Phật tổ với bức tượng Phật đen nhánh. Bốn góc của tháp xá lợi có hình những chú voi trắng.
Chùa Xiêm Cán nói riêng và chùa Khmer nói chung là trung tâm văn hóa của người Khmer. Đây không chỉ là nơi thờ cúng, tu đạo mà còn là nơi dạy chữ Khmer và tổ chức các lễ hội lớn của dân tôc. Chính vì vậy, người Khmer rất coi trọng và tự hào về ngôi chùa của mình. Họ cố gắng xây dựng cho những ngôi chùa ngày càng to và đẹp hơn.
Đến Bạc Liêu vào những dịp lễ hội lớn như Ok Om bok, Tết Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, bạn sẽ thấy chùa Xiêm Cán được trang hoàng lộng lẫy. Không khí trong chùa những ngày này thật rộn ràng với ca hát, vũ hội…
Chùa Xiêm Cán là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bạc Liêu. Đến đây bạn không chỉ được ngắm nhìn những công trình kiến trúc công phu, hưởng không khí thật yên tĩnh và thanh bình khiến tâm hồn thư thái mà còn hiểu hơn về văn hóa tín ngưỡng, đời sống của dân tộc Khmer vùng đồng bằng Nam bộ. Vì vậy, nếu có dịp về Bạc Liêu, bạn đừng bỏ qua địa điển du lịch đặc sắc này nhé. Lưu ý, bạn cũng có thể vào hẳn bên trong chánh điện hay các tòa nhà khác trong quần thể chùa Xiêm Cán để tham quan, chụp ảnh. Nhưng bạn nhớ bỏ mũ nón và dép ở bên ngoài và đặc biệt là phải ăn mặc nghiêm túc thì mới vào bên trong nhé!
Chùa Xiêm Cán là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở xã Vĩnh Trạch Đông, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Miền Nam Việt Nam.
Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào thế kỷ 19, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Bạc Liêu. Chùa được xây dựng bởi người Hoa và là nơi thờ cúng của người Hoa địa phương.
Chùa Xiêm Cán có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và họa tiết trang trí đẹp mắt.
Bạn có thể đi đến Chùa Xiêm Cán bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Bạc Liêu. Từ đó, bạn đi theo đường tỉnh lộ 948 khoảng 20km để đến xã Vĩnh Trạch Đông.
Không, Chùa Xiêm Cán không thu phí vào cửa. Tuy nhiên, bạn có thể đóng góp tùy ý để giúp duy trì và bảo tồn ngôi chùa cổ này.
Bạn có thể tham quan Chùa Xiêm Cán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 là thời điểm thích hợp nhất để tham quan, vì thời tiết trong khoảng thời gian này khá mát mẻ và dễ chịu.